Đông trùng hạ thảo là một loại dược liệu đắt đỏ trong Đông y. Tuy nhiên chỉ khi được sử dụng đúng cách, sản phẩm này mới mang lại hiệu quả tốt nhất trong người sử dụng. Hãy tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để biết cách dùng đông trùng hạ thảo sao cho hiệu quả nhất.
Tìm hiểu về đông trùng hạ thảo
Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, Đông Trùng Hạ Thảo là một loại nấm thuộc chi Cordyceps hoặc Ophiocordyceps, chúng ký sinh trên ấu trùng của một vài loại bướm thuộc chi Thitarodes. Đây là một trong những thảo dược quý hiếm xuất hiện rộng khắp các châu lục, đặc biệt là ở Châu Úc và Châu Á. Loại dược liệu này thường được tìm thấy những ở vùng cao nguyên có độ cao hơn 4000m so với mặt biển như cao nguyên Tây Tạng, Trung Quốc. Ở Trung Quốc, loại thảo dược này phân bố nhiều ở các tỉnh thành như Cam Túc, Vân Nam, Tứ Xuyên,…
Đông Trùng Hạ Thảo là loại đông dược có bản chất là sự kết hợp của thực vật và động vật. Cơ chế hình thành, ký sinh và phát triển của loại nấm này vào cơ thể sâu cho đến nay vẫn chưa xác định rõ. Tuy nhiên, một số nghiên cứu chỉ ra rằng, vào mùa đông một loại nấm có tên là Ophiocordyceps Sinensis hoặc Cordyceps Militaris sẽ bắt đầu ký sinh vào sâu non. Sau đó, chúng sẽ hút chất dinh dưỡng từ cơ thể sâu để phát triển. Nấm có thể ký sinh vào ấu trùng sâu non chủ yếu là do ấu trùng sâu ăn phải bào tử nấm hoặc mắc bệnh nấm ký sinh từ lỗ thở.
Vào mùa hè, các sợi nấm phát triển mạnh mẽ và bắt đầu xâm nhập vào mô của vật chủ, chúng sử dụng hoàn toàn chất dinh dưỡng của cơ thể sâu non. Đến thời kỳ nhất định, nấm sẽ bắt đầu thoát khỏi vật chủ và vươn lên mặt đất với hình dạng cây và bắt đầu phát tán bào tử nấm. Các bào tử này sẽ tiếp tục vòng tuần hoàn ký sinh vào sâu và phát triển. Chính vì sự hình thành và phát triển hết sức kỳ diệu nên loại dược liệu này mới có tên là Đông Trùng Hạ Thảo.
Hướng dẫn sử dụng đông trùng hạ thảo đúng cách
Như đã nói ở trên, mặc dù đây là loại dược liệu quý giá và đắt đỏ nhưng nếu không sử dụng đúng cách, Đông Trùng Hạ Thảo sẽ không phát huy được một cách triệt để những tinh chất quý giá của nó. Bên cạnh đó cũng cần phải lưu ý một số điều về liều lượng cũng như đối tượng sử dụng để tránh các trường hợp tác dụng không như mong muốn hoặc phản tác dụng.
Cách dùng đông trùng hạ thảo
Bạn có thể tham khảo một số cách dùng đông trùng hạ thảo sau đây để đạt được hiệu quả một cách tốt nhất.
Ăn trực tiếp đông trùng hạ thảo
Nếu không có đông trùng tươi, người dùng có thể sử dụng đông trùng hạ thảo khô để nhai trực tiếp. Nhiều người cho rằng, nhai sống là cách sử dụng tận dụng được toàn bộ giá trị dinh dưỡng của loại thảo dược này. Bên cạnh đó, cách dùng đông trùng hạ thảo này vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần rửa sạch và ngâm đông trùng trong nước ấm khoảng 30 độ C rồi ngâm thêm khoảng 3 phút trong nước ấm khoảng 70 độ C. Nên chuẩn bị một cốc nước ấm bên cạnh để vừa nhai vừa nhúng lại cho đến khi ăn hết cả phần xác và uống hết phần nước. Nên sử dụng đông trùng theo cách này vào buổi sáng sau khi ăn, mỗi tuần dùng 2 lần, mỗi lần dùng từ 3 - 4 con.
Ngâm rượu đông trùng hạ thảo
Một cách dùng đông trùng hạ thảo rất được ưa chuộng nữa đó chính là ngâm rượu đông trùng hạ thảo. Bạn có thể dùng khoảng 5g - 20g đông trùng hạ thảo ngâm cùng với khoảng 10l rượu trắng (nồng độ 30 - 35 độ), ngâm trong 30 ngày thì có thể sử dụng được. Cũng có thể kết hợp đông trùng hạ thảo với một số dược liệu khác như: cao ban long, nhung hươu thái lát, cá ngựa, nhân sâm, kỷ tử,... ngâm với rượu để mang đến hiệu quả cao.
Sử dụng để hãm trà
Dùng từ 2 - 3 con đông trùng hạ thảo cùng khoảng 5g nhân sâm tươi cho vào bình trà, sau đó đổ nước nóng vào hãm trong khoảng 10 phút. Sau đó có thể uống như trà bình thường. Với cách dùng đông trùng hạ thảo này, một bình trà có thể sử dụng tới 10 ngày.
Ngoài nhân sâm, người dùng cũng có thể kết hợp các loại thảo dược khác để hãm cùng đông trùng hạ thảo như: cam thảo, táo đỏ, câu kỷ tử…
Dùng để chế biến các món ăn
Ngoài cách ăn trực tiếp hoặc hãm trà thì đông trùng hạ thảo cũng được sử dụng để chế biến rất nhiều món ăn như: nấu canh, nấu cháo,… Cách dùng đông trùng hạ thảo này sẽ giúp món ăn có hương vị đậm đà và giàu dinh dưỡng. Bạn có thể dùng 2 - 3 con đông trùng hạ thảo để nấu với cá nước ngọt, nấu với bạch chỉ, củ hoài sơn, đường phèn, nấu canh với hồ đào, nấu cháo cùng với gà ác, táo đỏ hoặc nấu cùng với các loại dược liệu khác. Trong đó, công thức được nhiều người ưa chuộng nhất chính là món canh cá táo đỏ nấu cùng đông trùng hạ thảo. Canh có vị thơm ngọt của cá tươi kết hợp với hương vị đậm đà của đông trùng. Đây vừa là món ăn bổ dưỡng, vừa thanh đạm đặc biệt phù hợp với những người có sức khỏe yếu cần bổ sung dưỡng chất.
Lưu ý khi sử dụng đông trùng hạ thảo
Trong quá trình sử dụng, người dùng cần lưu ý những điều sau để đông trùng hạ thảo phát huy một cách tối đa công dụng tuyệt vời của nó:
- Sử dụng quá liều lượng thích hợp theo khuyến cáo của các chuyên gia. Việc lạm dụng loại dược liệu này có thể dẫn đến một vài tác dụng không mong muốn như: chảy máu cam, phát ban, táo bón do nóng trong người, nổi mề đay,... hay thậm chí là suy thân.
- Không nên đun quá kĩ bởi một số dưỡng chất trong đông trùng hạ thảo có thể bị bốc hơi khi gặp nhiệt độ cao trong thời gian dài.
- Nên sử dụng sản phẩm trong lúc đói hoặc trước khi đi ngủ từ 30 – 60 phút, không nên dùng sau khi ăn no. Đặc biệt, những người bị hen suyễn thì chỉ nên sử dụng đông trùng hạ thảo vào buổi sáng sớm.
- Tuyệt đối không sử dụng đông trùng hạ thảo với trẻ dưới 1 tuổi dưới mọi hình thức. Với trẻ em trên 1 tuổi, cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để tránh những tác dụng không mong muốn.
- Những đối tượng sau không nên sử dụng đông trùng hạ thảo: những người chuẩn bị làm phẫu thuật, người mắc các hội chứng như viêm khớp dạng thấp, Lupus, rối loạn đông máu...
- Nên chế biến các món ăn từ đông trùng hạ thảo trong nồi đất, gốm, sứ,... không nên sử dụng nồi bằng sắt hoặc gang, kẽm bởi có thể xảy ra phản ứng sản dẫn đến việc sinh ra các chất gây hại cho sức khỏe người sử dụng.
- Trong thời gian sử dụng đông trùng hạ thảo thì nên kiêng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá và hạn chế ăn đồ cay nóng.
- Phụ nữ đang trong chu kỳ kinh nguyệt cũng không nên sử dụng đông trùng hạ thảo để tránh tình trạng thiếu máu.
Công dụng của đông trùng hạ thảo
Các kết quả nghiên cứu được công bố trên tập san Nấm dược liệu quốc tế chỉ ra rằng, đông trùng hạ thảo có những công dụng sau:
Bồi bổ, chống suy nhược
Một số nghiên cứu đã chỉ ra, sử dụng đông trùng hạ thảo thường xuyên có tác dụng cung cấp cho cơ thể lượng lớn axit amin, khoáng chất và một số nguyên tố vi lượng rất cần thiết cho việc phục hồi cơ thể. Đồng thời, đông trùng hạ thảo còn kích thích quá trình sản sinh ATP và oxy, tăng cường trao đổi chất, làm giảm các triệu chứng mỏi mệt. Vì vậy, đông trùng hạ thảo còn được sử dụng nhiều cho người bị suy nhược sức khỏe, người thường xuyên thức khuya làm việc, người gầy yếu, xanh xao,…
Tăng cường hệ miễn dịch
Trong đông trùng hạ thảo còn chứa Selen – một chất hiếm có khả năng tăng cường hệ miễn dịch và tăng đề kháng tự nhiên, ngăn ngừa một số tác nhân gây bệnh. Nghiên cứu năm 1996 đã khiến các nhà nghiên cứu kinh ngạc khi phát hiện ra khả năng tăng cường hệ miễn dịch của đông trùng hạ thảo.
Hạn chế cholesterol trong máu
Đã có nhiều kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, đông trùng hạ thảo có tác dụng làm giảm lượng cholesterol trong máu, hạn chế hấp thu chất béo và thường được sử dụng cho người mắc bệnh béo phì hoặc các bệnh nhân mỡ máu.
Cải thiện chức năng sinh lý
Nghiên cứu ban đầu cho thấy, trong đông trùng hạ thảo còn chứa một loại hợp chất có khả năng cải thiện đời sống sinh dục ở cả nam và nữ. Ngoài ra, nó còn có tác dụng điều hòa nội tiết tố, cải thiện chứng lạnh tử cung, cải thiện yếu sinh lý,…
Cách phân biệt đông trùng hạ thảo chuẩn
Để phân biệt đông trùng hạ thảo thật, ta có thể nhận biết thông qua các đặc điểm hình dáng bên ngoài của phần trùng và phần thảo.
Phần trùng
Hình dáng bên ngoài của đông trùng hạ thảo giống như những con tằm. Phần trùng dài 3 - 5cm ở phía đuôi có đường kính to hơn, có vằn xung quanh và có màu vàng nâu, vàng sẫm hoặc có màu cà phê. Thông thường sẽ có khoảng 20 - 30 vằn khía ở phần trùng. Cứ mỗi ba vằn sẽ tạo thành một nếp gấp và xếp thành vòng quanh thân, các vằn nằm ở gần phía thảo sẽ nhỏ và sâu hơn. Đông trùng hạ thảo giả sẽ không có điểm khác biệt này, các nếp gấp của nó sẽ bằng phẳng vì chúng được tạo ra bằng khuôn.
Đông trùng hạ thảo thật sẽ có 8 đôi chân ở phần trùng. Đầu phần trùng giáp với phần thảo sẽ có 3 cặp chân nhỏ, gọi là cặp chân thoái hóa, phía giữa có 4 cặp chân đều và đối xứng với nhau và 1 cặp chân nữa ở phần đuôi. Trong khi, số chân ở đông trùng hạ thảo giả thường có nhiều hoặc ít hơn 8 cặp.
Phần thảo
Phần thảo dài 2 - 3cm phía đầu có đường kính mỏng. Phần thảo của đông trùng hạ thảo thật thường có 3 màu: ở phía đầu và cuối phần thảo sẽ có màu nâu sẫm đến đen nhẹ, phần giữa có màu nâu cà phê hoặc vàng, vàng nhạt và sáng hơn hai chỗ còn lại. Đông trùng hạ thảo thật có mối nối tự nhiên giữa phần thảo và đầu của phần trùng. Mùi vị chính của đông trùng hạ thảo nằm ở phần thảo, nếu mối nối này gãy rời thì đông trùng hạ thảo không còn giá trị.
Tạm kết
Bài viết trên đây, chúng tôi cung cấp cho bạn những cách dùng đông trùng hạ thảo hiệu quả nhất cũng như một số mẹo phân biệt đông trùng hạ thảo thật với các loại hàng giả trên thị trường. Hãy thật cẩn thận lựa chọn những đơn vị cung cấp các sản phẩm chính hãng để tránh trường hợp “tiền mất, tật mang” đáng tiếc.
Liên hệ ngay Công ty TNHH COSMOCARE Việt Nam để được tư vấn MIỄN PHÍ và đặt mua sớm nhất!
THÔNG TIN LIÊN HỆ
- Công ty TNHH COSMOCARE Việt Nam
- Địa chỉ: Số 47-49, Lê Văn Hưu, Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Sđt: +84-366336966
- Gmail: info@cosmocare.vn
- Website: https://cosmocare.vn
Viết bình luận
Bình luận
Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.